TAKUSHOKU
LIFE MOVIE

Một video phỏng vấn và bình luận giải thích cách các sinh viên quốc tế từ sáu
khu vực nói sáu ngôn ngữ khác nhau dành cuộc sống sinh viên của họ ở Nhật Bản.

Quá trình phát triển

Quá trình phát triển

  • 1900

    Trường đại học Takushoku có lịch sử bắt nguồn từ việc thành lập Trường Hiệp hội Đài Loan (Hiệu trưởng thế hệ đầu tiên là ngài Katsura Taro), trường bắt đầu giảng dạy cho 100 sinh viên khóa 1 tại khu học xá tạm thời ở Thị trấn Fujimi

    Hiệu trưởng thế hệ đầu tiên Katsura Taro

    Ông gia nhập quân đội trong chiến tranh Boshin, tham gia lục quân sau cuộc Duy Tân Minh Trị, và góp phần cải cách hệ thống quân đội dưới quyền của ngài Yamagata Aritomo. Sau khi giữ chức Tổng đốc Đài Loan và Bộ trưởng Quân đội trong ba nội các, ông đã ba lần nhậm chức Thủ tướng. Ông cũng là chủ tịch Hiệp hội Đài Loan thế hệ đầu tiên. Năm 1900, ông trở thành hiệu trưởng thế hệ đầu tiên của Trường Hiệp hội Đài Loan, chính là tiền thân của Trường đại học Takushoku.

  • 1901

    Xây dựng xong khu học xá mới ở Myogadani (khu học xá 2 tầng làm bằng gỗ, có 3 giảng đường lớn)

  • 1904

    Trở thành Trường dạy nghề của Hiệp hội Đài Loan tư thục theo Sắc lệnh Trường dạy nghề

  • 1905

    Hình chụp tốt nghiệp lần thứ 3 vào tháng 7 năm 1905

    Ở chính giữa hàng trước là hiệu trưởng thế hệ đầu tiên, ngài Katsura.

  • 1907

    東洋協会専門学校に改称

  • 1907

    Mở trường học phân hiệu Gyeongseong (hiện tại là Seoul)

  • 1914

    Lễ khai trương giảng đường tưởng niệm cao quý Lễ khánh thành tượng Công tước Katsura Taro

    Giảng đường tưởng niệm cao quý và tượng Katsura Taro

    Hoàn thành vào năm 1914. Tòa nhà tưởng niệm cao quý tại cơ sở quốc tế Hachioji được mô phỏng dựa trên giảng đường này.

  • 1915

    Đổi tên thành Trường dạy nghề Thực dân Hiệp hội Đông Dương

  • 1917

    Chủ nhiệm khoa thế hệ thứ 2 Nitobe Inazo

    Ông là nhà tư tưởng, nhà giáo dục, ảnh chân dung của ông được in trên tờ tiền giấy năm nghìn yên cũ. Với vai trò là Phó Tổng thư ký của Hội Quốc Liên và Chủ tịch Viện Quan hệ Thái Bình Dương, ông đã dốc sức vào sự hiểu biết quốc tế và hòa bình thế giới. Phát biểu “Hãy để chúng tôi trở thành cầu nối Thái Bình Dương” của ông đã trở nên vô cùng nổi tiếng. Ông là tác giả của tác phẩm sách “Võ Sĩ Đạo” và nhiều sách khác.

  • 1918

    Đổi tên thành Trường đại học Takushoku (theo Sắc lệnh Trường dạy nghề)

    Quảng cáo trên báo lần đầu tiên bằng tên Trường đại học Takushoku vào năm 1918
    Đây là quảng cáo lần đầu tiên sau khi đổi tên thành “Trường đại học Takushoku”. Bài quảng cáo được đăng lên tờ Yomiuri Shimbun ra ngày 21 tháng 1.

  • 1919

    Ban hành bài hát truyền thống của trường (Ra mắt tại đại hội thể thao kỷ niệm tròn 20 năm thành lập)

  • 1919

    Hiệu trưởng thế hệ thứ 3 Goto Shinpei

    Cuộc gặp gỡ với ngài Itagaki Taisuke chính là duyên cớ đã khiến ông từ bác sĩ chuyển sang làm việc cho Bộ Nội vụ. Ông được đánh giá là người có năng lực chính trị xuất chúng, từng đảm nhiệm các chức vụ Bộ trưởng Hành chính dân sự dưới quyền Tổng đốc Đài Loan, Chủ tịch Đường sắt Nam Mãn Châu, Bộ trưởng các bộ Thông tin, Nội vụ, Ngoại giao, Thị trưởng Tokyo. Với vai trò Thống đốc Viện Tái thiết Kinh đô Đế quốc, ông đã nỗ lực không ngừng để tái thiết Tokyo ngay sau trận Đại thảm họa động đất Kanto, và khôi phục quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên Xô, v.v…

  • 1922

    Thành lập Trường đại học Hiệp hội Đông Dương theo Sắc lệnh Trường đại học

    Cổng chính thời kỳ Trường đại học Hiệp hội Đông Dương năm 1922

    Năm 1922, Trường đại học Hiệp hội Đông Dương được thành lập theo Sắc lệnh Trường đại học. Điều này đánh dấu sự ra đời của trường đại học tư thục thứ 12 tại Nhật Bản theo hệ thống đại học chế độ cũ. Triết lý thành lập và truyền thống của trường đã được truyền lại qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.

  • 1926

    Đổi tên Trường đại học Đông Dương thành Trường đại học Takushoku

  • 1932

    Hoàn thành công trình tòa nhà chính (hiện tại là Tòa nhà A Cơ sở Bunkyo)

  • 1946

    Thay đổi tên gọi thành Trường đại học Koryo

  • 1949

    Phê chuẩn thành lập Trường đại học Koryo theo chế độ mới (Khoa Thương mại, Khoa Chính trị học và Kinh tế)

  • 1951

    Phê chuẩn thành lập Khoa sau đại học thuộc Trường đại học Koryo (Ngành Nghiên cứu kinh tế, ngành Nghiên cứu thương mại)

  • 1952

    Khôi phục tên trường thành Trường đại học Takushoku

  • 1966

    Thành lập Trường cao đẳng Takushoku Hokkaido (Ngành Kinh tế nông nghiệp)

  • 1968

    Thành lập Trường dạy nghề mầm non Takushoku trực thuộc Trường cao đẳng Takushoku Hokkaido

  • 1972

    Thành lập ngành riêng biệt cho du học sinh tại Trường đại học Takushoku (hiện tại: ngành đặc biệt dành cho khóa học giáo dục tiếng Nhật)

  • 1977

    Thành lập cơ sở Hachioji (di dời khóa học giáo dục đại học) Thành lập khoa Ngoại ngữ tại Trường đại học Takushoku

  • 1980

    Thành lập ngành Mầm non tại Trường cao đẳng Takushoku Hokkaido

  • 1990

    Đổi tên Trường cao đẳng Takushoku Hokkaido thành Trường cao đẳng Hokkaido thuộc Trường đại học Takushoku

  • 1991

    Thành lập ngành Nghiên cứu kỹ thuật thuộc Khoa sau đại học tại Trường đại học Takushoku

  • 1997

    Thành lập ngành Nghiên cứu giáo dục ngôn ngữ thuộc Khoa sau đại học tại Trường đại học Takushoku

  • 2000

    Thành lập khoa Phát triển quốc tế tại Trường đại học Takushoku (hiện tại: Khoa Quốc tế học)

  • 2000

    Cử hành lễ kỷ niệm tròn 100 năm thành lập trường với sự hiện diện của Nhật hoàng và Hoàng hậu

  • 2004

    Thành lập ngành Nghiên cứu hợp tác quốc tế thuộc Khoa sau đại học tại Trường đại học Takushoku

  • 2009

    Thành lập ngành Nghiên cứu hành chính chính trị địa phương thuộc Khoa sau đại học tại Trường đại học Takushoku

  • 2014

    Thành lập ngành Khoa học và Kinh doanh Nông nghiệp tại Trường cao đẳng Hokkaido thuộc Trường đại học Takushoku